Chạy thận nhân tạo
Khi mà hai quả thận hoàn toàn mất tác dụng thì chỉ còn hai cách: một là xin một quả thận của người khác để ghép vào mình, hai là cứ tuần vài lần đi đến trung tâm chuyên môn để lọc máu, mục đích là để thải những chất độc và nước dư thừa ra ngoài.
Việt Nam có gần 100.000 người suy thận ở giai đoạn cuối cần điều trị. Việc thay, ghép thận chi phí rất cao, nên bệnh nhân chủ yếu điều trị bằng kỹ thuật lọc máu, tức là chạy thận nhân tạo.
Có hai kiểu lọc máu. Nếu hút máu từ cơ thể cho chạy ra một cái máy để lọc hết chất độc, rồi lại truyền máu trở lại thì gọi là lọc máu bằng thận nhân tạo (hemodialysis). Nếu dùng một dung dịch đường glucose và muối bơm vào trong bụng để hút các chất độc từ cơ thể qua màng bụng, rồi rút ra ngoài, thì gọi là lọc máu qua màng bụng (peritoneal dialysis).
Nước siêu tinh khiết
Trong hệ thống chạy thận nhân tạo, nước là một trong hai nhân tố quan trọng nhất. Trung bình một bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần tới 22.000 lít nước siêu tinh khiết mỗi năm. Do thận hư không còn khả năng lọc các tạp chất, ion và vi khuẩn xâm nhập vào máu từ nước truyền nên rất dễ có những rủi ro bất ngờ, kể cả tử vong. Các nguyên tố vô cơ như nhôm, thuỷ ngân, đồng, chì kẽm và các độc tố hữu cơ như nitơrat, nitrit, amoniac, chloramine, vi khuẩn, tảo, nấm đều gây tai biến.
Do đó, nước dùng cho thận nhân tạo cần phải được xử lý nghiêm ngặt: Đầu tiên là lọc thô, điều chỉnh nhiệt độ và pH. Sau đó là làm mềm, khử khoáng bằng trao đổi ion. Tiếp theo, nước được đưa qua bồn lọc carbon hoạt tính để hấp phụ các tạp chất hữu cơ. Công đoạn tinh lọc bắt đầu bằng màng Thẩm thấu ngược, chỉ cho nước đi qua và giũ lại tạp chất còn sót, kể cả các ion/ chất điện phân. Để chắc chắn hơn, có thể cho nước qua bộ trao đổi ion, khử toàn bộ các anion và cation.
Dịch thẩm tán siêu tinh khiết
Nước siêu tinh khiết có thể vẫn chưa đủ. Sau khi pha với dịch thẩm tán, dung dịch này còn phải qua một màng lọc nữa trong máy chạy thận. Đây là lớp bảo vệ cuối cùng ngăn chặn tạp chất, vi khuẩn có thể xâm nhập hệ thống sau quá trình tinh lọc.
Theo dõi bằng máy tính: Trong quá trình chạy thận, nước và dịch thẩm tán được giám sát bằng các thết bị chuyên dùng và được lập trình. Các thông số chất lượng nước, nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tỷ lệ nước và dịch pha đều cần tuyệt đối chính xác.
Do yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và độ ổn định, chỉ những hệ thống xử lý được kiểm định đạt chuẩn AAMI (Association for the Advancement of Medical Instrumentation) mới được sử dụng. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn phải mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm với chi phí không nhỏ.
Yêu cầu chất lượng nước dùng cho thận nhân tạo
Nước dùng cho thận nhân tạo phải đạt tiêu chuẩn do Hiệp hội thiết bị y tế công nghệ cao (AAMI) qui định áp dụng cho các Trung tâm thận nhân tạo.
Sơ đồ hệ thống
Nguồn nước
►Lọc đa lớp rửa ngược
►Lọc than hoạt tính rửa ngược
►Trao đổi ion
►Thẩm thấu ngược
►Tiệt trùng bằng tia cực tím UV
Đạt tiêu chuẩn AAMI
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
MINHTANETA
Tel: 043.559.2807
Hotline: 0989.606.246